Phát triển Nhà ở xã hội với những biện pháp quyết liệt cần làm

Chủ trương phát triển Nhà ở xã hội là chính sách đúng đắn, với những đột phá từ quan điểm, tư tưởng, cách thức tiếp cận cho tới giải pháp thực thi, cùng với sự quyết tâm và vào cuộc tích cực của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã đem lại nhiều kết quả quan trọng trong thời gian qua.

nhà ở xã hội hồng hà eco city

Tuy nhiên, để giải được bài toán Nhà ở xã hội về lâu dài cần tháo gỡ khó khăn của người mua và chủ đầu tư hiện nay.

– Về phía người mua, nên thống nhất những quy định về lãi suất cho vay cũng như thời hạn được vay mua nhà ở xã hội.

– Đối với các doanh nghiệp, cần xem xét lại các quy định pháp luật khi thực hiện đầu tư dự án nhà ở xã hội. Rút gọn các thủ tục hành chính và thời gian phê duyệt dự án. Bên cạnh đó, là các chương trình tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng NƠXH.

– Chính phủ cũng cần nghiên cứu áp dụng hệ thống tài chính nhà ở một cách bền vững, trong đó huy động cả nguồn tài chính xã hội hóa và vốn nước ngoài. Để cải thiện hiệu quả các chính sách NƠXH đòi hỏi phải có số liệu thống kê chính xác nhu cầu thực tế, rà soát các quy định để xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ, đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước. Đẩy mạnh phân khúc NƠXH cho thuê cũng là một trong những định hướng quan trọng, góp phần giải quyết khó khăn về nhà ở cho người thu nhập thấp…

Không chỉ bổ sung thêm nguồn vốn, Chính phủ cũng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung bất cập tại Nghị định số 100/2015/NĐ-CP để trình Chính phủ xem xét, ban hành trong quý 4/2020 theo trình tự thủ tục rút gọn. Đồng thời, đề xuất đổi mới phương thức, cơ chế chính sách để giải quyết căn bản nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp. Phối hợp với các địa phương, đặc biệt là TP Hà Nội và TP.HCM tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển NƠXH, đáp ứng nhu cầu của người thu nhập thấp, nhất là công nhân.

– Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đề ra nhiều giải pháp, trong đó có việc tiếp tục thực hiện tái cơ cấu thị trường bất động sản, gắn với thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đặc biệt là NƠ XH; khắc phục việc lệch pha cung – cầu, phát triển đa dạng hóa các loại hàng hóa bất động sản nhà ở, trong đó đẩy mạnh phá triển phân khúc NƠXH đô thị, nhà ở cho công nhân lao động, nhà ở cho thuê. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách mô hình hợp lý để huy động các nguồn lực; kiểm soát chặt chẽ việc quy hoạch và khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ đất đô thị dành cho NƠXH.

danh sách nhà ở xã hội hà nội

Danh sách các dự án Nhà ở xã hộ Hà Nội mới nhất 2021

Với Hà Nội, nhằm triển khai có hiệu quả chương trình phát triển Nhà ở xã hội từ nguồn tiền thu được tương đương giá trị 20%, 25% quỹ đất ở tại các dự án nhà ở thương mại thực hiện theo trách nhiệm phát triển NƠXH bằng phương thức nộp tiền. Đến nay, đã có hơn 2.000 tỷ đồng nộp ngân sách để phát triển NƠXH… UBND TP cũng thực hiện một số giải pháp. Rà soát toàn bộ quỹ đất 20% trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại; kiên quyết thu hồi, hoặc dừng các dự án chậm triển khai để đề xuất quỹ đất phục vụ phát triển NƠXH triển khai các khu đô thị NƠXH tại 4 huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thường Tín.

Tham khảo các dự án Nhà ở xã hội Thanh Trì đang mở bán hiện nay !

Trong giai đoạn tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án “Xây dựng chính sách tổng thể NƠXH tại Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030” tại Quyết định 848/QĐ-TTg ngày 12/7/2018, do Chính phủ Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại. Dự án được thực hiện trong 3 năm với mục tiêu nâng cao quyền có nhà ở của các hộ có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và công nhân khu công nghiệp thông qua việc nghiên cứu, đề xuất cải thiện chính sách nhà ở xã hội tại Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030 nhằm góp phần sửa đổi Luật Nhà ở hiện nay. Với những giải pháp này, hy vọng, thời gian tới mục tiêu xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp ở khu vực đô thị sẽ được cải thiện theo hướng hiệu quả hơn.

Theo Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA), bước sang nửa cuối 2020 và đầu năm 2021, thị trường BĐS gặp những khó khăn nhất định và có dấu hiệu giảm sút mạnh, ảnh hưởng đến nhều ngành nghề khác, khiến nhiều doanh nghiệp lớn, có thương hiệu trên thị trường đứng trước nguy cơ phá sản, nhất là khi mất thanh khoản tại nhiều dự án kéo dài, việc triển khai dự án mới gặp nhiều khó khăn. Để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, VNREA đã kiến nghị cấp nguồn vốn cho NƠXH. Theo quy định của Luật Nhà ở, hàng năm, nhà nước cấp 50% vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội, 50% huy động thêm từ các kênh khác nhau để hỗ trợ cho người mua thuê mua NƠXH. Bên cạnh đó, 4 ngân hàng thương mại như Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank do nhà nước chi phối được cấp bù lãi suất vay 3-4%, còn lại tự huy động 100% để cho vay. Như vậy, nếu cấp 2.000 tỷ đồng với tỷ lệ bù lãi suất vay 3-4% thì mỗi năm có thể huy động thêm được 60.000 tỷ đồng cho người vay mua, tạo tính thanh khoản lớn cho NƠXH.

vay vốn mua nhà ở xã hội hồng hà eco city

Tổng kết của Bộ Xây dựng vừa qua cho thấy, khi kết thúc gói 30.000 tỷ đồng, từ 1 đồng, ngân hàng thương mại huy động thêm được 33 đồng. Còn ngân hàng chính sách xã hội từ 1 đồng có thể huy động thêm 1 đồng nữa. Như vậy với 2000 tỷ đồng mà Nhà nước giao cho các ngân hàng sẽ huy động được nguồn lực khoảng 66.000 tỷ cho doanh nghiệp vay xây NƠXH và người dân vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Chiến lược phát triển nhà ở xã hội chính thức chạm mốc vào năm 2020. Đây sẽ là dấu mốc quan trọng để những nhà hoạch định chính sách nhìn lại những việc đã và đang làm, tiếp tục thực hiện sứ mệnh về một chiến lược lớn, nhân văn của đất nước ta.

Tham khảo dự án đang gây “SỐT” và “HOT” tại Hà Nội 2023: CHUNG CƯ VIHA COMPLEX