5 KINH NGHIỆM CHO NGƯỜI MUA NHÀ Ở XÃ HỘI NÊN BIẾT !

Với nhu cầu về nhà ở ngày càng lớn tại Hà Nội thì quỹ Nhà ở xã hội ngày càng trở nên khan hiếm và giá trị. Rất nhiều khách hàng có nhu cầu tìm đến dòng sản phẩm nhà ở này vì nó rẻ, dễ mua, dễ bán và quan trọng nhất là nó phù hợp với thu nhập.

5 kinh nghiệm mua nhà ở xã hội

Nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn tại Hà Nội

Nhưng trước khi quyết định mua khách hàng nên tham khảo ngay “5 Kinh nghiệm cho người mua nhà ở xã hội” để khách hàng có thể hiểu hơn về dòng sản phẩm Nhà ở xã hội như thế nào nhé.

Thứ nhất: Cần cân nhắc, lựa chọn nhà ở xã hội phù hợp nhất

Theo các quy định về mua nhà ở xã hội, mỗi hộ gia đình, cá nhân chỉ được hỗ trợ, giải quyết mua nhà ở xã hội duy nhất một lần. Vì vậy, nếu đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện, thỏa mãn diện được mua nhà ở xã hội bạn cần phải cân nhắc, lựa chọn dự án cho phù hợp, nhất là về vị tríyếu tố tài chính.

Thứ hai: Kiểm tra các điều kiện được phép mua, bán nhà ở xã hội 

Vì mang ý nghĩa xã hội rất lớn, các dự án nhà ở xã hội chỉ được mua, bán, cho thuê đúng đối tượng được pháp luật quy định. Nếu có nhu cầu mua, bán nhà ở xã hội, trước tiên bạn cần phải xác định bản thân mình hoặc người mua có đúng đối tượng được phép mua, bán nhà ở xã hội hay không.

5 kinh nghiệm mua nhà ở xã hội

Thứ ba: Thời điểm ký kết hợp đồng mua nhà ở xã hội

Đối với các dự án nhà ở xã hội, thời điểm chủ đầu tư được phép ký kết hợp đồng mua, bán, thuê nhà ở xã hội với những cá nhân có nhu cầu được tính từ khi dự án xây dựng xong phần móng. Bên bán được phép huy động vốn từ phía khách hàng nhưng phải tuân thủ đúng theo quy định pháp luật và không được vượt quá 70% giá trị nhà ở ghi trong hợp đồng.

Thứ tư: Quy định đối với người mua, thuê mua nhà ở xã hội

Theo quy định pháp luật hiện hành, các đối tượng đã mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép cho thuê lại, mang ra thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua chính căn nhà ở xã hội đó). Bên cạnh đó, người mua nhà ở xã hội cũng không được phép chuyển nhượng căn nhà trong thời gian 5 năm tính từ thời điểm hoàn thành số tiền mua, thuê trong hợp đồng với chủ đầu tư. Sau thời gian đó, sẽ được cấp các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất và mới được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê.

Nếu trong thời gian giới hạn 5 năm, người mua nhà ở xã hội có nhu cầu bán lại thì chỉ có thể bán lại cho nhà nước, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội đó hoặc các đối tượng thuộc diện được phép mua nhà ở xã hội khác. 

Thứ năm: Đối với người mua lại nhà ở xã hội

Điều đầu tiên, bạn cần chú ý người bán nhà ở xã hội cho bạn đã trả hết số tiền theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư hay chưa. Nếu người này chưa trả hết thì việc mua bán này sẽ vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, nếu không thuộc diện được hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội thì bạn cũng cần phải kiểm tra người bán còn bị giới hạn thời gian 5 năm hay không. Vì đây là khoảng thời gian tối thiểu mà người mua, thuê nhà ở xã hội phải đáp ứng mới có thể thực hiện quyền chuyển nhượng của mình.

Ngoài ra còn cần kiểm tra xem căn nhà đó đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan đến nhà ở theo quy định của pháp luật hay chưa. Đó là các điều kiện cơ bản để có thể thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất.

5 kinh nghiệm mua nhà ở xã hội

Tham khảo dự án đang gây “SỐT” và “HOT” tại Hà Nội 2023: CHUNG CƯ VIHA COMPLEX