HÀ NỘI TIẾP TỤC GỠ VƯỚNG CHO CÁC DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI

Trong năm 2021, Hà Nội đang thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, giải quyết nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng yếu thế có nhu cầu về nhà ở nhưng thu nhập thấp, nhất là sau khi nền kinh tế bị ảnh hưởng do đại dịch Covid. Tuy nhiên, do vướng mắc về vốn nên số dự án hoàn thành chưa nhiều. Vì vậy, TP. Hà Nội đang tìm giải pháp gỡ vướng, phát triển quỹ nhà ở này.

Hiện còn tồn tại một số vướng mắc trong mua bán Nhà ở xã hội tại Hà nội. Những vướng mắc này khi được xem xét tháo gỡ sẽ tạo điều kiện cho cả người mua nhà ở xã hội cũng như các doanh nghiệp đầu tư phát triển dự án.

nhà ở xã hội hà nội

Đứng trước tình hình và mong muốn các dự án nhà ở xã hội sắp tới được triển khai thi công xây dựng, TP Hà Nội đã đữa ra 3 giải pháp sau đây:

Thứ nhất: Về thủ tục mua bán nhà ở xã hội, hiện nay

Theo quy định, để bán nhà ở xã hội, Chủ đầu tư phải công khai thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký, danh sách khách hàng đăng ký mua, báo cáo kết quả khách hàng ký Hợp đồng mua nhà ở xã hội.

Cụ thể, theo điểm b, khoản 1 Điều 20 Nghị định 100/2015/NĐ-CP trước khi thực hiện việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội, chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến dự án (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Nghị định 100) và Kế hoạch tổ chức bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội tại dự án gửi Sở Xây dựng trước 30 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận Đơn đăng ký của khách hàng. Thời gian tiếp nhận hồ sơ mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 30 ngày làm việc để Sở Xây dựng công khai trên cổng thông tin điện tử và kiểm tra.

Như vậy, với mỗi đợt mở bán nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ mất tối thiểu là 60 ngày làm việc để chỉ tiếp nhận được hồ sơ mua nhà của khách hàng, bao gồm gửi thông báo cho Sở Xây dựng trước 30 ngày làm việc và thời gian tiếp nhận hồ sơ tối thiếu là 30 ngày làm việc. Thời gian này là quá dài, gây ảnh hưởng tới số đợt mở bán trong năm làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh dự án nhà ở xã hội.

Do đó, đại diện tiếng nói cho các doanh nghiệp bất động sản trong cả nước, có kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi các quy định này theo hướng: rút ngắn thời gian thông báo và nhận hồ sơ đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Đồng thời, để bảo đảm thông tin về việc bán nhà ở xã hội đến được với đông đảo người dân, cũng đề nghị quy định rõ thời hạn Sở Xây dựng phải đăng tải thông tin trên website, ví dụ: chậm nhất là 03 ngày làm việc sau khi nhận được thông báo của Chủ đầu tư, Sở Xây dựng có trách nhiệm đăng tải thông báo trên Website của Sở Xây dựng các địa phương.

Thứ hai: Về hồ sơ mua bán nhà ở xã hội, hiện nay, đối với người mua nhà

Theo điểm b khoản 1 Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp khi mua nhà ở xã hội phải có Giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc về đối tượng và thực trạng nhà ở.

Thực tế, người mua nhà gặp nhiều khó khăn khi xin xác nhận nội dung này vì cơ quan, tổ chức nơi người mua nhà đang làm việc không thể nắm được và/hoặc không muốn xác nhận về thực trạng nhà ở của nhân viên.

Để giải quyết bất cập trên, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi hoặc hướng dẫn cụ thể theo hướng người mua nhà chỉ cần xin xác nhận của UBND xã, phường nơi cư trú về thực trạng nhà ở vì đây mới là nơi quản lý thực trạng nhà ở của người dân.

Xuất phát từ thực tế đó, kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 22 Nghi định 100/2015/NĐ-CP như sau: “b) Đối tượng quy định tại các Khoản 4, 5, 6, 7 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc về đối tượng và giấy xác nhận của UBD xã, phường nơi cư trú về thực trạng nhà ở”.

Thứ ba là một số vướng mặc liên quan đến Thủ tục mua bán nhà ở xã hội trên địa bàn TP. Hà Nội.

Hiện nay, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội phải “Gửi danh sách các đối tượng dự kiến được giải quyết mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đến Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp để thực hiện rà soát nhà và tài sản của các đối tượng trước khi thực hiện ký hợp đồng mua hán, thuê, thuê mua nhà ở xã hội…”

Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 20 Nghị định 100/2015/NĐ-CP: “đ) Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm gửi Danh sách các đổi tượng dự kiến được giải quyết mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo thứ tự ưu tiên (trên cơ sở chấm điểm theo nguyên tắc quy định tại Điều 23 của Nghị định này) về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để kiếm tra nhằm loại trừ việc người được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được hỗ trợ nhiều lần… ”.

Như vậy, so với quy định tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP, quy định tại Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND đã bổ sung trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc gửi Danh sách đối tượng dự kiến được giải quyết mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tới Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp.

Xuất phát từ thực tế các doanh nghiệp triển khai các dự án nhà ở xã hội, kiến nghị bỏ quy định này. Theo đó, Chủ đầu tư chỉ gửi danh sách đối tượng dự kiến được giải quyết mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đến Sở Xây dựng theo quy định tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP. Nếu cần kiểm tra, thẩm định, trên cơ sở danh sách chủ đầu tư đã gửi, Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các Sở ngành liên quan để thực hiện.

Tham khảo dự án đang gây “SỐT” và “HOT” tại Hà Nội 2023: CHUNG CƯ VIHA COMPLEX